[Bật Mí] Cách Học và Thi Bằng Lái Xe Canada Cần Biết

Cách học và thi bằng lái xe Canada dễ đậu nhất

Cách học và thi bằng lái Canada

Cách học và thi bằng lái xe Canada cần thiết cho tất cả những ai đang có nhu cầu định cư đến đất nước này, đảm bảo vấn đề di chuyển, thuận lợi cho sinh hoạt, làm việc tại đây.

Dù có bằng lái xe ở Việt Nam hay chưa, khi đến Canada định cư, bạn cũng cần phải đăng ký thi lấy bằng lái mới. Quốc gia này có khí hậu tương đối lạnh, phương tiện di chuyển chủ yếu là ô tô.

Mức giá mua ô tô khá rẻ nên hầu như ai đến đất nước này định cư cũng dễ dàng sắm được một chiếc để phục vụ nhu cầu đi lại và công việc. Thậm chí, nhiều ngành nghề còn yêu cầu bạn phải có được bằng lái xe và phương tiện cá nhân.

Do đó, cách học và thi bằng lái xe Canada chắc chắn rất cần thiết cho những ai muốn sinh sống lâu dài ở quốc gia này.

Nếu bạn chuẩn bị đi đừng bỏ qua những chủ đề sau

Canada quy định thi bằng lái xe thế nào?

Tại Canada có 3 cấp độ bằng lái:

  • Bằng G1: Bằng lý thuyết. Với bằng này bạn sẽ được lái xe với điều kiện có 1 người có bằng G ngồi kế bên.
  • Bằng G2: Bằng thực hành. Bằng này có thể tự lái xe một mình với các điều kiện theo luật.
  • Bằng G: Bằng Full cuối cùng: Tự lái xe một mình với các đặc quyền lái xe theo quy định.
  • Thời gian đạt được các chứng chỉ G1. G2 và G có thể lên đến 2 năm. Do đó, nên ưu tiên thi bằng G1 trước để đủ điều kiện mua xe.
  • Nếu có tối thiểu bằng B2 tại Việt Nam sẽ được miễn quá trình học lái.

Vậy qui trình học và thi bằng lái xe Canada ra sao?

Mẫu bằng lái xe mẫu tại Canada
1 mẫu bằng lái xe tại quốc gia này (Nguồn hình tổng hợp Internet)
  • Cách học và thi bằng lái xe Canada về cơ bản cũng không khác tại Việt Nam. Người thi lái xe sẽ trải qua các quy trình cơ bản nhất.
  • Trước tiên, bạn vào  https://www.canada.ca/ để xem địa chỉ đăng ký thi gần nhất cũng như các mức phí cơ bản. Nếu còn đang ở Việt Nam, bạn có thể học lý thuyết và thi thử lý thuyết online qua trang: http://www.g1.ca/.
  • Hoàn tất phần lý thuyết và có chứng chỉ G1 thì có thể đăng ký thi G2. Nếu đã có bằng lái ở Việt Nam trên 2 năm thì có thể đăng ký ngay. Còn nếu không, bạn sẽ mất từ 8 – 12 tháng để học lái. Nếu đậu G2 thì sẽ được cấp bằng G. Trường hợp rớt G thì sẽ được đăng ký thi lại ngay

Các mức phí cơ bản:

  • 150 USD: Thi cả G1 và G2
  • 90 USD: Thi G
  • Thi lại: Không tốn phí

Để có thể bỏ qua thi G1, bạn cần dịch thuật công chứng bằng lái xe Việt Nam của mình để gửi cho Đại sứ quán Việt Nam tại Canada. Bìa phong bì phải ghi rõ NOTE : Dịch và Công chứng Driver’s License để Vietnam Embassy chứng thực hồ sơ đúng nhu cầu.

Bật mí nhanh mẹo nhỏ cho bạn

Cách học và thi bằng lái xe Canada G1

Cách học và thi bằng lái xe Canada G1 gồm 40 câu. Trong đó có 20 câu bảng hiệu và 20 lâu luật/ tình huống. Số điểm tối thiểu là 16/20 cho mỗi phần thì sẽ đậu.

Tất cả đều thi bằng tiếng Anh và câu hỏi nằm trong bộ câu hỏi cho trước. Vì vậy cần học kỹ để nhớ và lưu ý là nếu phần này được điểm tối đa mà phần sau rớt 5 câu thì cũng rớt. Điểm quy định cho mỗi phần thi chứ không tính tổng rớt 8 điểm.

Lưu ý khi thi thực hành

Nhớ tập trung và quan sát thật kỹ. Các giám khảo ở Canada rất chú tâm phần này. Khi thi, bạn nên thường xuyên quan sát kính chiếu hậu, quan sát phía sau bằng cách quay đầu 45 độ khi di chuyển làn. Đặc biệt nếu thấy giám khảo nhìn mình thì càng nên quan sát nhiều để lấy điểm.

Một lưu ý nữa là bạn phải nhớ nhường đường cho xe buýt và các phương tiện ưu tiên. Nếu thấy biển báo STOP thì phải dừng xe ngay. Tuyệt đối không chạy chậm rề rề rồi mới dừng lại như khi ở Việt Nam.

Các thói quen xử lý tình huống ở Canada không giống Việt Nam. Vì vậy nhiều tay lái mới lại có tỷ lệ đậu cao hơn so với các tay lái đã có bằng Việt Nam.

Theo kinh nghiệm của nhiều người, bạn không nên đăng ký thi thẳng G dù đủ điều kiện. Cứ đăng ký thi mới theo quy trình thì khả năng đậu bằng lái xe Canada sẽ cao hơn.

XEM THÊM:

Điều lưu ý sau khi có bằng lái là?

Cách chạy xe bên Canada là bên phải

Điều lưu ý đầu tiên Canada là thuộc địa Anh nhưng lại lái xe theo kiểu Pháp là chiều bên phải như Việt Nam

Giao thông ở Việt Nam và Canada không giống nhau. Ở Canada thì hầu hết tài xế đều giữ ga khi qua ngã tư. Nguyên tắc là cứ theo luật đèn xanh đỏ mà đi. Luật giao thông ở Canada rất nghiêm ngặt.

Do đó các trường hợp phạm luật như vượt đèn đỏ hay bẻ cua, sang đường sai luật hầu như không xảy ra (khác với ở Việt Nam thì phải quan sát khi đến ngã 4 hay giao lộ xem có ai chạy ẩu không để né).

Thông thường, tốc độ trung bình ở các tuyến đường địa phương là 40 – 60km/h. Tốc độ trung bình trên cao tốc là 70 – 120km/h. Vì vậy, cần tập trung cao độ khi lái xe.

Nên di chuyển đúng tốc độ để đảm bảo an toàn cho mình và xe phía sau. Những ai tay lái yếu nên tập luyện thật kỹ, thành thạo rồi mới di chuyển trên cao tốc.

Vài thông tin về cách học và thi bằng lái xe ô tô tại Canada trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho những ai sắp đến đất nước này định cư. Để được tư vấn chi tiết hơn, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi. Chúc các bạn nhanh có được bằng lái xe khi đến đất nước xinh đẹp này.

Còn điều gì về lái xe ở Canada?

Trước khi đến thăm Canada, bạn sẽ cần hoàn thành eTA, cho phép bạn đến thăm vào kỳ nghỉ ở Canada, hãy đảm bảo bạn hoàn thành việc này trong thời gian dài và mang theo tất cả các thủ tục giấy tờ bên mình, bằng cách này, bạn sẽ không bị bắt gặp khi xem qua email. bạn cần phải tìm nó một cách nhanh chóng.

Ngôn ngữ

Làm quen với một số cụm từ tiếng Pháp cơ bản nếu bạn đang lái xe ở Quebec, một tỉnh song ngữ. Nhiều bảng chỉ đường bằng tiếng Pháp nên bạn có thể gặp khó khăn để hiểu chúng – chúng tôi khuyên bạn nên tra cứu trước một vài cụm từ chính.

Ý nghĩa của biển báo Pháp:

  • Arrêt = Dừng lại
  • Route barrée = Đường bị đóng
  • Entrée interdite = Không vào

Lên kế hoạch trước

Canada rộng lớn và bạn có thể phải di chuyển một quãng đường dài bằng ô tô, vì vậy hãy thường xuyên dừng lại các điểm dừng, và luôn lái xe mang theo đồ ăn và nước uống nếu bạn không đi qua bất kỳ cửa hàng nào trước điểm dừng dự kiến.

Một số con đường có thể bị cô lập vì vậy hãy nhớ mang theo điện thoại di động và quần áo ấm trong xe (đề phòng). Ngoài ra, hãy nhớ rằng một số con đường sẽ trải dài một quãng đường dài mà không có trạm xăng, vì vậy hãy nhớ luôn dự trữ đầy đủ nhiên liệu và kiểm tra vị trí của các điểm dừng trước khi di chuyển.

Bài viết tổng hợp từ nguồn Canadianaffair

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ QUA FACEBOOK
Gọi trực tiếp
Đặt Lịch Hẹn
Chat trên Zalo